Post by: at

Nhà mạng WiFi nào mạnh nhất, tốt nhất Việt Nam hiện nay? Để trả lời cho câu hỏi này, bạn cần xét đến nhiều yếu tố, ví dụ như ưu nhược điểm của các nhà mạng, công nghệ các nhà mạng sử dụng, giá cước,… Thông tin cụ thể về mạng wifi nào mạnh nhất hiện nay, mời bạn xem bài viết sau của 3gvinaphone.com.vn.

Nha mang wifi nao manh nhat

Nhà mạng wifi nào mạnh nhất hiện nay

Các nhà mạng WiFi ở Việt Nam phổ biến hiện nay

Ở Việt Nam có rất nhiều nhà mạng hỗ trợ wifi cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Thế nhưng, hiện nay có 3 nhà mạng lớn có độ phủ rộng khắp cả nước bao gồm VNPT, Viettel và FPT. Đây cũng là 3 cái tên chiếm đến 90% thị phần thị trường wifi tại Việt Nam. Bên cạnh đó, còn có một số nhà mạng khác cũng hỗ trợ dịch vụ wifi cho khách hàng. Mỗi nhà mạng đều có ưu, nhược điểm, thủ tục lắp đặt riêng, rất đáng để khách hàng lựa chọn.

Cách đăng ký 5G VinaPhone tốc độ cao, ưu đãi KHỦNG

Nhà mạng WiFi nào mạnh nhất tại Việt Nam?

Để đánh giá xem thử một nhà mạng có mạnh không, có đáng để sử dụng không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Thêm vào đó, tùy vào nhu cầu sử dụng của mỗi người mà họ có đánh giá khác nhau về wifi mạng nào mạnh nhất. Đó có thể là VNPT, Viettel, FPT hay các mạng khác. Trong đó, FPT, VNPT hay Viettel là 3 nhà mạng lớn, chiếm giữ thị phần lớn tại nước ta. Và cũng là 3 nhà mạng cạnh tranh nhau về giá cũng như các chính sách ưu đãi cho người dùng.

Ưu, nhược điểm của các mạng wifi hiện nay

Dưới đây là nhận xét về các ưu, nhược điểm của mạng wifi hiện nay tại Việt Nam bạn cần biết. Cụ thể:

1. Mạng cáp quang VNPT

Khi nhắc đế mạng VNPT, là phải nhắc đến đơn vị cáp quang đầu tiên tại Việt Nam. Đồng thời là nhà mạng độc quyền về Internet cáp quang ở Việt Nam. Nói về độ phủ sóng, VNPT đã phủ sóng toàn quốc và có rất nhiều tin tưởng và sử dụng dịch vụ mạng VNPT từ thành phố đến nông thôn.

Ưu điểm
Nhược điểm
  • Sở hữu đường truyền internet trong nước và quốc tế ổn định.
  • Có hệ thống các chi nhánh giao dịch phủ rộng khắp cả nước.
  • Giá cước cạnh tranh
  • Sở hữu công nghệ cáp quang 100%, ứng dụng nhiều công cụ hiện đại trong vận hành và quản lý sản phẩm/dịch vụ.
  • Nhà mạng ít có các chương trình khuyến mãi đi kèm.
  • Hay bị ảnh hưởng bởi cáp quang AAG

Các gói phát WiFi VinaPhone có dung lượng lớn

2. Cáp quang Viettel

Đây là nhà mạng trực thuộc Bộ Quốc phòng với tốc độ phát triển nhanh chóng vượt bậc. Hiện nay, Viettel là nhà mạng có thị phần đứng thứ 3 tại Việt Nam. Mạng Viettel cũng được rất nhiều người tin dùng và được đánh giá Tốt về chất lượng. Cụ thể:

Ưu điểm
Nhược điểm
  • Sở hữu 4 đường truyền cáp quang quốc tế( 2 trên biển, 2 trên bộ) nên đảm bảo tính ổn định.
  • Băng thông truy cập cao.
  • Không bị ảnh hưởng bởi điều kiện tự nhiên, thời tiết.
  • Sở hữu mức giá cước rẻ nhất trong số các nhà mạng đang hoạt động hiện nay.
  • Chế độ chăm sóc khách hàng khá chuyên nghiệp, linh hoạt và nhanh chóng.
  • Phục vụ khách hàng ở vùng núi, nông thôn tốt hơn.
  • Tốc độ mạng wifi tương đối nhanh, từ 80Mpbs đến 200Mbps
  • Chưa thật sự phù hợp cho các quán game hoặc doanh nghiệp lớn vì tốc độ đường truyền chỉ ổn định khi nhu cầu dùng ở mức vừa phải.
  • Vùng phủ sóng ở đô thị khá ít, gây bất tiện cho khách hàng tại những khu vực này.

3. Nhà mạng FPT 

FPT là nhà mạng cáp quang có thị phần đứng thứ 2 tại thị trường Việt Nam. FPT phát triển nhanh và mạnh bởi sự đầu tư công nghệ kỹ thuật cao. Dưới đây là các nhận xét được người dùng đánh giá về mạng FPT. Những đánh giá này cũng góp phần vào kết luận wifi mạng nào mạnh nhất hiện nay.

Ưu điểm
Nhược điểm
  • Có chi nhánh rộng khắp trên toàn quốc nên các hỗ trợ và giao dịch nhanh chóng.
  • Đường truyền internet ổn định nhờ sử dụng cáp AON/Gpon hiện đại.
  • Quy trình lắp đặt nhanh chóng, cho phép thanh toán trực tiếp và online linh hoạt.
  • Ứng dụng công nghệ hiện đại, bảo mật tốt.
  • Tốc độ cao cơ bản từ 80Mbps – 150Mbps dành cho khách hàng cá nhân, hộ gia đình.
  • Giá thành cao hơn nhà mạng Viettel và các đơn vị viễn thông khác khoảng 20%.
  • Thủ tục lắp đặt phức tạp, yêu cầu có hộ khẩu khi đăng ký hòa mạng.
  • Chưa đáp ứng triệt để nhu cầu của khách hàng ở khu vực nông thôn.

4. Nhà mạng MobiFone 

MobiFone bắt đầu tham gia vào thị trường mạng cáp quang từ năm 2020. Và gặt hái được một số thành tựu nhất định trên thị trường hiện nay. Phải kể đến một số ưu, nhược điểm của wifi MobiFone như:

Ưu điểm
Nhược điểm
  • Sử dụng công nghệ cao NGPON và XGSPON hiện đại nhất với đường truyền dẫn hoàn toàn bằng cáp quang.
  • Nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn.
  • Cước phí gói rẻ chỉ từ 150k/tháng
  • Chưa phủ sóng toàn quốc.
  • Mức phổ biến chưa cao.

5. CMC Telecom

CMC là nhà mạng đang trên đà phát triển và có mức phủ sóng chưa cao. Đồng thời, nhà mạng này cũng chưa được người tiêu dùng ưa chuộng nhiều trên thị trường. Cụ thể:

 Ưu điểm
Nhược điểm
  • Có khả năng cung cấp dịch vụ trong nước, khu vực và toàn cầu dễ dàng.
  • Sử dụng công nghệ GPON cho tốc độ đường truyền nhanh và ổn định.
  • Phục vụ khách hàng quốc tế ưu việt hơn cả.
  • Khách hàng buộc phải sử dụng kèm truyền hình cáp nên chưa phù hợp với đối tượng doanh nghiệp/tổ chức.
  • Mức độ phổ biến không cao.

6. Cáp quang SCTV

SCTV là nhà mạng đầu tiên dùng công nghệ DOCSIS 3.0 truyền tải dữ liệu trên cáp quang đạt tiêu chuẩn Châu Âu. Nhờ thế, nhà mạng này mang tới tốc độ tải về tối đa lên đến 50Mbps dễ dàng.

Ưu điểm
 Nhược điểm
  • Tốc độ cao giúp khách hàng không phải chờ đợi lâu.
  • Giá cước thấp.
  • Dịch vụ hỗ trợ khách hàng 24/7 linh hoạt và chuyên nghiệp.
  • Có các kênh internet chuyên biệt dành cho doanh nghiệp giúp quá trình kết nối nhanh chóng và hiệu quả hơn.
  • Tính bảo mật cao, ngăn chặn sự tấn công trái phép, giúp khách hàng yên tâm hơn khi dùng.
  • Tương thích với hàng loạt ứng dụng như Proxy Server, Website Server, E-Mail Server, VPN, Video Conferencing, IP Phone… giúp khách hàng dễ dàng có thêm trải nghiệm hài lòng.
  • Mức độ phổ biến chưa cao.
  • Dịch vụ truyền hình không có tính năng tương tác.
  • Tốc độ mạng kém ổn định so với một số đơn vị viễn thông còn lại.

7. Nhà mạng NetNam

NetNam được thành lập từ 1994 nhưng lại có tính phổ biến không cao. NetNam chú trọng hơn về việc phát triển và nghiên cứu mạng lưới cung cấp thông tin đến cộng đồng bằng hệ thống công nghệ, trang thiết bị hiện đại, tiên tiến nhất.

Ưu điểm
 Nhược điểm
  • Sử dụng công nghệ đường truyền leased dùng cho thiết bị đầu cuối có tính bảo mật rất cao
  • Tốc độ truyền nhanh và ổn định. Thích hợp dùng trong các ngân hàng, doanh nghiệp
  • Mức độ phổ biến chưa cao
  • Chưa có nhiều chương trình khuyến mại thu hút khách hàng
  • Cước phí khá cao từ 1.500.000đ/tháng

Như bạn đã thấy ở trên, mỗi nhà mạng đều có những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Do vậy, việc nhận định xem nhà mạng wifi nào mạnh nhất còn phụ thuộc vào nhu cầu của mỗi người. Ví dụ, bạn cần sở hữu công nghệ cáp quang 100% thì sẽ chọn nhà mạng VNPT, sử dụng sử dụng cáp AON/Gpon thì chọn nhà mạng FPT.

Các gói cước 4G VinaPhone tốc độ truy cập vượt trội

Hy vọng với các thông tin cung cấp về nhà mạng wifi nào mạnh nhất? Mạng wifi nào tốt nhất tại bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong việc lựa chọn nhà cung cấp mạng Internet phù hợp với nhu cầu của bạn.